TƯ VẤN PHÁP LUẬT

Được thành lập ngày 09/7/2010, Công ty Luật Hợp danh Nam Việt Luật xây dựng được đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm, tâm huyết, chuyên nghiệp, lấy nghề luật sư là sự nghiệp. Các Luật sư và cộng sự được đào tạo chính quy, có quá trình học tập, học nâng cao tại nước ngoài, Hà Nội, TP. HCM và kinh nghiệm quản lý tại các tập đoàn, doanh nghiệp có quy mô lớn.

Hiện nay, Công ty Luật hợp danh Nam Việt Luật đang cung cấp Dịch vụ tư vấn pháp luật cho các Tập đoàn kinh tế lớn tại Bình Dương và TP. HCM

NIỀM TIN CÔNG LÝ

Chi tiết bài viết

THỦ TỤC KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ

THỦ TỤC KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ

I. Cách thức thực hiện

1. Người khởi kiện gửi đơn khởi kiện, yêu cầu kèm theo tài liệu, chứng cứ mà mình hiện có đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức sau đây:

a) Nộp trực tiếp tại Tòa án

b) Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;

c) Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án

II. Thành phần số lượng hồ sơ

* Đơn khởi kiện và tài liệu liên quan

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện phải làm đơn khởi kiện.

2. Việc làm đơn khởi kiện của cá nhân được thực hiện như sau:

a) Cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ nơi cư trú của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, cá nhân đó phải ký tên hoặc điểm chỉ;

b) Cá nhân là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp của họ có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ nơi cư trú của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp đó phải ký tên hoặc điểm chỉ;

c) Cá nhân thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này là người không biết chữ, người khuyết tật nhìn, người không thể tự mình làm đơn khởi kiện, người không thể tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì có thể nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện và phải có người có đủ năng lực tố tụng dân sự làm chứng. Người làm chứng phải ký xác nhận vào đơn khởi kiện.

3. Cơ quan, tổ chức là người khởi kiện thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện phải ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức và họ, tên, chức vụ của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức phải ký tên và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó; trường hợp tổ chức khởi kiện là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp.

4. Đơn khởi kiện và đơn yêu cầu

Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án

* Các tài liệu bao gồm:

- Giấy chứng minh nhân dân, hộ khẩu (bản sao có sao y) nếu là cá nhân;

- Tài liệu về tư cách pháp lý của người khởi kiện, của các đương sự và người có liên quan khác như: giấy phép, quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; điều lệ hoạt động, quyết định bổ nhiệm hoặc cử người đại diện doanh nghiệp nếu là pháp nhân.

Tùy loại việc mà có thêm các tài liệu sau:

+ Vụ án dân sự, kinh tế: giấy tờ nhà, đất, hợp đồng, di chúc…

+ Vụ án hôn nhân gia đình:  

 

- Bản chính giấy chứng nhận kết hôn (nếu có), trong trường hợp mất bản chính giấy chứng nhận kết hôn thì nộp bản sao có xác nhận sao y bản chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, nhưng phải trình bày rõ trong đơn kiện.

- Bản sao giấy khai sinh con (nếu có con).

- Bản sao chứng từ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản (nếu có tranh chấp tài sản).

- Nếu hai bên kết hôn tại Việt Nam, sau đó vợ hoặc chồng xuất cảnh sang nước ngoài (không tìm được địa chỉ) thì phải có xác nhận của chính quyền địa phương về việc một bên đã xuất cảnh và đã tên trong hộ khẩu.

- Nếu hai bên đăng ký kết hôn theo pháp luật nước ngoài muốn ly hôn tại Việt Nam thì phải hợp thức lãnh sự giấy đăng ký kết hôn và làm thủ tục ghi chú vào sổ đăng ký tại Sở Tư pháp rồi mới nộp đơn xin ly hôn. Trong trường hợp các bên không tiến hành ghi chú nhưng vẫn muốn ly hôn thì trong đơn xin ly hôn phải trình bày rõ lý do không ghi chú kết hôn…

+ Vụ án lao động:

- Hợp đồng lao động. 

- Quyết định chấm dứt HĐ lao động hoặc quyết định sa thải, thông báo cho nghỉ việc; 

- Quyết định, biên bản hòa giải của hòa giải viên lao động của cơ quan lao động cấp quận, huyện của Hội đồng hòa giải cấp cơ sở hoặc của hội đồng trọng tài lao động thành phố đối với những trường hợp tranh chấp lao động tập thể;

 - Các tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung tranh chấp (nếu có)… 

Lưu ý: Tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận. Văn bản, tài liệu tiếng nước ngoài đều phải được dịch sang tiếng Việt Nam do cơ quan, tổ chức có chức năng dịch thuật, kèm theo bản gốc.

III. Thời hạn giải quyết

+ Thời hạn xem xét đơn khởi kiện:

-  Trong thời hạn 08 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý, Tòa án phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:

a) Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;

b) Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 317 của Bộ luật này;

c) Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;

d) Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

+ Thời hạn giải quyết vụ việc:

- Thời hạn chuẩn bị xét xử các loại vụ án, trừ các vụ án được xét xử theo thủ tục rút gọn hoặc vụ án có yếu tố nước ngoài, được quy định như sau:

a) Đối với các vụ án dân sự và hôn nhân gia đình thì thời hạn giải quyết  là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án;

b) Đối với các vụ án kinh doanh thương mại và lao động thì thời hạn là 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.

Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này và không quá 01 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này.

c. Thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu là 01 tháng, kể từ ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác.

*Cơ sở pháp lý: Bộ luật tố tụng dân sự 2015 và các văn bản hướng dẫn do Quốc hội, Chính phủ và Tòa án nhân dân tối cao ban hành

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự - Công ty Luật hợp danh Nam Việt Luật:
CÔNG TY LUẬT HỢP DOANH NAM VIỆT LUẬT
Địa chỉ: 467/7 Đại Lộ Bình Dương, P.Phú Cương, TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương
Điện thoại: 091 448 1010
Website: luatnamviet - luatnamviet.com
Email: lsnguyendoanhai@gmail.com 
Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!
Trân trọng.

Bài viết khác

Gọi điệnGọi điện
Nhắn tin Nhắn tin
Chỉ đườngChỉ đường