Chi tiết bài viết
ÁN TREO LÀ GÌ?
I/- Án treo là gì?
Theo quy định tại Điều 1 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP, ngày 15/05/2018 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:
"Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù"
II/- Điều kiện để được hưởng án treo (Điều 2 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP)
Người bị xử phạt tù có thể được xem xét cho hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Bị xử phạt tù không quá 03 năm.
- Có nhân thân tốt.
- Có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên.
- Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát, giáo dục.
- Người phạm tội có khả năng tự cải tạo và việc cho họ hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội.
1. Bị xử phạt tù không quá 03 năm
Theo quy định của Bộ luật hình sự người bị phạt tù không quá 3 năm là người phạm tội ít nghiêm trọng: Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật quy định là phạt tù không quá 3 năm.
Quy định này có thể hiểu việc xem xét cho hưởng án treo chỉ áp dụng với những người phạm tội ít nghiêm trọng; hoặc là những người phạm tội được giảm nhẹ xuống mức phạt tù là 3 năm.
2. Có nhân thân tốt
Được coi là có nhân thân tốt nếu ngoài lần phạm tội này, người phạm tội luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân ở nơi cư trú, nơi làm việc. Ngoài ra, các trường hợp sau đây nếu xét thấy tính chất, mức độ của tội phạm mới được thực hiện thuộc trường hợp ít nghiêm trọng hoặc người phạm tội là đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo:
- Đối với người đã bị kết án nhưng thuộc trường hợp được coi là không có án tích;
- Người bị kết án nhưng đã được xóa án tích;
- Người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý kỷ luật mà thời gian được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 06 tháng.
3. Có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên
Theo quy định tại Điều 51 Bộ luật Hình sự thì tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự có 02 loại:
- Tình tiết giảm nhẹ được Bộ luật Hình sự quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 51;
- Tình tiết giảm nhẹ khác được Hội đồng xét xử xem xét được quy định tải khoản 2 Điều 51 Bộ luật Hình sự.
Như vậy, để được xem xét hưởng án treo thì người bị kết án phải có ít nhất 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại Khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự
Trường hợp có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì số tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phải nhiều hơn số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự từ 02 tình tiết trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại Khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự
4. Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát, giáo dục
Đây là một điều kiện mới so với trước đây; vì người được hưởng án treo phải trải qua thời gian thử thách; trong thời gian thử thách của án treo, Tòa án sẽ giao người phạm tội cho chính quyền địa phương nơi người phạm tội cư trú, làm việc để giám sát, giáo dục. Cho nên việc quy định người phạm tội có nơi cư trú, làm việc rõ ràng là điều kiện hưởng án treo là hợp lý trong công tác quản lý, giám sát người phạm tội.
Nơi cư trú rõ ràng là nơi tạm trú hoặc thường trú có địa chỉ được xác định cụ thể theo quy định của Luật Cư trú mà người được hưởng án treo về cư trú, sinh sống thường xuyên sau khi được hưởng án treo.
Nơi làm việc ổn định là nơi người phạm tội làm việc có thời hạn từ 01 năm trở lên theo hợp đồng lao động hoặc theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
5. Người phạm tội có khả năng tự cải tạo và việc cho họ hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội
Xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù nếu người phạm tội có khả năng tự cải tạo và việc cho họ hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội; không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
III/- Những trường hợp không được hưởng án treo
Một số trường hợp mặc dù có đủ các điều kiện để được hưởng án treo tuy nhiên vẫn không được áp dụng xem xét cho hưởng án treo được quy định tại Điều 3 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP, cụ thể:
1. Người phạm tội là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tính chất chuyên nghiệp, lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
2. Người thực hiện hành vi phạm tội bỏ trốn và đã bị các cơ quan tiến hành tố tụng đề nghị truy nã.
3. Người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách; người đang được hưởng án treo bị xét xử về một tội phạm khác thực hiện trước khi được hưởng án treo.
4. Người phạm tội bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội, trừ trường hợp người phạm tội là người dưới 18 tuổi.
5. Người phạm tội nhiều lần, trừ trường hợp người phạm tội là người dưới 18 tuổi.
6. Người phạm tội thuộc trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm.
Mọi vướng mắc Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Bộ phận tư vấn pháp luật Hình sự - Công ty Luật hợp danh Nam Việt Luật để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ.
Rất mong nhận được sự hợp tác.
Trân trọng.
*/ Thông tin liên hệ:
CÔNG TY LUẬT HỢP DANH NAM VIỆT LUẬT
Trụ sở: 467/7 Đại lộ Bình Dương, khu 1, phường Phú Cường, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
1/ Luật sư Nguyễn Doãn Hải
Điện thoại 0914.48.1010 – 0877.88.8989
Email: lsnguyendoanhai@gmail.com
2/ Luật sư Vương Ngọc Bích
Điện thoại: 0918.49.1010
Email: ngocbich_vuong26@yahoo.com
Bài viết khác
Kiến thức
- TRÌNH TỰ, THỦ TỤC KHAI NHẬN THỪA KẾ
- HÀNH VI ÉP NGƯỜI KHÁC VIẾT GIẤY NỢ NHẰM MỤC ĐÍCH ĐÒI TIỀN CÓ BỊ TRUY TỐ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ KHÔNG?
- Chưa hết thời hạn hợp đồng công ty có được chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động không?
- HÀNH VI VU KHỐNG TRÊN MẠNG XÃ HỘI
- Xin giấy xác nhận độc thân khi đã ly hôn tại tòa ?
- QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ TÀI SẢN GÓP VỐN
- CHUYỂN NHƯỢNG BĐS ĐANG THẾ CHẤP TẠI NGÂN HÀNG NĂM 2023
- TỐ CÁO và TỐ GIÁC khác nhau như thế nào?
- MỘT SỐ KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG THƯƠNG LƯỢNG
- THỜI ĐIỂM CUỐI CÙNG ĐƯỢC ĐƯA RA YÊU CẦU PHẢN TỐ, YÊU CẦU ĐỘC LẬP
- ÁN TREO LÀ GÌ?
- CÁC TRƯỜNG HỢP KHÔNG ĐƯỢC ỦY QUYỀN
- Đổi sang thẻ Căn cước công dân có phải điều chỉnh thông tin trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ) không?
- XÓA ÁN TÍCH VÀ THỜI HẠN XÓA ÁN TÍCH
- HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU DO NGƯỜI KÝ KẾT KHÔNG CÓ THẨM QUYỀN
- NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÔ TỘI
- Lợi ích của Luật sư Doanh nghiệp
- THỦ TỤC CẤP HỘ CHIẾU LẦN ĐẦU, CẤP LẠI HỘ CHIẾU HẾT HẠN 2020
- Di chúc bị rách thì giải quyết như thế nào?
- TRÌNH TỰ, THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ
- Làm gì để được tòa án giải quyết ly hôn khi chồng đang đi tù ?
- Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp