TƯ VẤN PHÁP LUẬT

Được thành lập ngày 09/7/2010, Công ty Luật Hợp danh Nam Việt Luật xây dựng được đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm, tâm huyết, chuyên nghiệp, lấy nghề luật sư là sự nghiệp. Các Luật sư và cộng sự được đào tạo chính quy, có quá trình học tập, học nâng cao tại nước ngoài, Hà Nội, TP. HCM và kinh nghiệm quản lý tại các tập đoàn, doanh nghiệp có quy mô lớn.

Hiện nay, Công ty Luật hợp danh Nam Việt Luật đang cung cấp Dịch vụ tư vấn pháp luật cho các Tập đoàn kinh tế lớn tại Bình Dương và TP. HCM

NIỀM TIN CÔNG LÝ

Chi tiết bài viết

Thủ tục khai nhận di sản thừa kế

Khi cá nhân, tổ chức muốn tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế thì cẩn phải làm đơn yêu cầu Văn phòng công chứng thực hiện, thủ tục sang tên sổ đỏ, thủ tục sang tên sổ hồng, dịch vụ sang tên sổ đỏ, dịch vụ làm sổ đỏ nhanh, dịch vụ chuyển tên sổ đỏ, dịch vụ trước bạ nhà đất, dịch vụ làm sổ đỏ trọn gói

Thừa kế là một chế định dân sự, là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc chuyển dịch tài sản của người chết cho người khác theo di chúc hoặc theo pháp luật. Luật Nam Việt với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm sẵn sàng cung ứng dịch vụ tư vấn lập di chúc, phân chia tài sản thừa kế theo pháp luật.

- Thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo di chúc , khai nhận di sản thừa kế theo pháp luật , khai nhận di sản thừa kế là gì , mẫu khai nhận di sản thừa kế , văn bản khai nhận di sản thừa kế , thủ tục nhận thừa kế quyền sử dụng đất , Thủ tục khai nhận di sản thừa kế .

Thành phần hồ sơ khai nhận di sản thừa kế

 - Chứng minh nhân dân, Hộ khẩu, Giấy khai sinh của những người khai nhận di sản thừa kế.
 - Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế.

 - Một bản Sơ yếu lý lịch của những người khai nhận di sản thừa kế (đã có xác nhận của UBND phường, xã hoặc cơ quan có thẩm quyền).

 - Giấy tờ về di sản thừa kế như: Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật.

- Di chúc hợp pháp (nếu có).
 
- Giấy uỷ quyền, văn bản từ chối hưởng di sản thừa kế.
 
- Giấy ủy quyền nếu có
 
 Việc khai nhận di sản thừa kế quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất phải được công chứng.
 
Luật Nam Việt nhận cung cấp dịch vụ khai nhận di sản thừa kế với thủ tục nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất.
 

- Thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo di chúc

Việc khai nhận thừa kế di sản là quyền sử dụng đất theo di chúc là trường hợp bắt buộc phải công chứng. Tuy nhiên, hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn việc khai nhận di sản thừa kế theo di chúc một cách thống nhất mà các văn bản chỉ đề cập đến việc công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản (trong trường hợp những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ di sản được hưởng của từng người); yêu cầu công chứng Văn bản khai nhận di sản (trong trường hợp chỉ có duy nhất một người thừa kế hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó) (Điều 49, 50 Luật Công chứng năm 2006; Điều 52, 53 Nghị định 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực).

Trong mẫu văn bản ban hành kèm theo Thông tư 04/2006/TTLT-BTP-BTNMT ngày 13/06/2006 hướng dẫn việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất cũng không có văn bản khai nhận di sản thừa kế theo di chúc thông thường.

- Bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
 
+ Chứng minh nhân dân, Hộ khẩu, Giấy khai sinh của những người khai nhận di sản thừa kế.
 
+ Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế.

+ Một bản Sơ yếu lý lịch của một trong những người khai nhận di sản thừa kế (đã có xác nhận của UBND phường, xã hoặc cơ quan có thẩm quyền).

+ Giấy tờ về di sản thừa kế như: Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
 
+ Di chúc hợp pháp.
 
+ Giấy uỷ quyền, giấy nhường di sản thừa kế, giấy từ chối di sản thừa kế.

Bạn phải nộp đủ các giấy tờ nêu trên cho Công chứng viên tại văn phòng công chứng. Sau thời gian 30 ngày niêm yết thông báo khai nhận di sản thừa kế, nếu không có khiếu nại, khiếu kiện nào thì Công chứng viên lập Văn bản khai nhận di sản thừa kế.

- Khai nhận di sản thừa kế theo pháp luật

 

 Các bước khai nhận di sản thừa kế bao gồm:
Bước 1: Lập văn bản khai nhận di sản
 
Trình tự thực hiện:
- Những người được hưởng di sản thừa liên hệ với phòng công chứng để lập thông báo về việc khai nhận di sản.

- Niêm yết công khai thông báo mở thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại UBND phường, xã nơi có di sản hoặc nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản trong vòng 30 ngày.

- Nếu sau thời gian niêm yết không có tranh chấp hay khiếu nại, người được hưởng di sản tiến hành khai nhận di sản tại phòng công chứng.

Thành phần hồ sơ:
 
1. Hồ sơ pháp lý của những người được hưởng thừa kế gồm:
 
- CMND hoặc hộ chiếu (bản chính kèm bản sao) của từng người.
 
- Hộ khẩu (bản chính kèm bản sao).

- Giấy đăng ký kết hôn, giấy xác nhận hôn nhân thực tế hoặc xác nhận tình trạng hôn nhân của vợ hoặc chồng người để lại di sản (bản chính kèm bản sao)

- Hợp đồng ủy quyền (bản chính kèm bản sao), giấy ủy quyền (nếu xác lập giao dịch thông qua người đại diện).

- Giấy khai sinh, Giấy xác nhận con nuôi; bản án, sơ yếu lý lịch, các giấy tờ khác (bản chính kèm bản sao) chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người thừa kế.

2. Hồ sơ pháp lý của người để lại thừa kế như:
 
- Giấy chứng tử (bản chính kèm bản sao) của người để lại di sản, giấy báo tử, bản án tuyên bố đã chết (bản chính kèm bản sao).
- Di chúc (nếu có)
 
3. Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu di sản như:

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất ở do UBND cấp, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình trên đất, các loại giấy tờ khác về nhà ở (bản chính kèm bản sao);

Bước 2: Thực hiện các nghĩa vụ tài chính

Trình tự thực hiện: Người được hưởng di sản liên hệ Chi cục thuế quận, huyện nơi có di sản làm thủ tục đóng thuế và phí trước bạ.

Thành phần hồ sơ:

- Bản chính giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu di sản như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất ở do UBND cấp, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình trên đất, các loại giấy tờ khác về nhà ở.

- Bản chính văn bản khai nhận di sản đã được công chứng.
 
- Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (theo mẫu): 02 bản
 
- Tờ khai lệ phí trước bạ (theo mẫu): 02 bản
 
- Các giấy tờ cá nhân (như mục khai nhận di sản) (02 bản sao chứng thực)
 
Bước 3: Sang tên cho người nhận di sản (đăng bộ)
 
Trình tự thực hiện:
 
- Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ UBND quận, huyện nơi có di sản.
 
- Cán bộ tiếp nhận hồ sơ ghi phiếu hẹn, nhận phiếu biên nhận có hẹn ngày giải quyết.
 
Thành phần hồ sơ:

- Bản chính giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu di sản như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất ở do UBND cấp, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình trên đất, các loại giấy tờ khác về nhà ở.

- Văn bản khai nhận di sản thừa kế có chứng nhận của phòng công chứng.
 
- Các giấy tờ cá nhân (như mục khai nhận di sản).
 
- Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (theo mẫu): 02 bản
 
- Tờ khai lệ phí trước bạ (theo mẫu): 02 bản
 
Thủ tục khai nhận di sản thừa kế, thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo di chúc, mẫu khai nhận di sản thừa kế, khai nhận di sản thừa kế theo pháp luật, khai nhận di sản thừa kế trong trường hợp nào, khai nhận di sản thừa kế ở đâu, thủ tục thừa kế không có di chúc
- Thủ tục khai nhận di sản thừa kế sổ tiết kiệm;
- Thủ tục khai nhận di sản thừa kế xe máy;
- Thủ tục khai nhận di sản thừa kế ô tô;
- Thủ tục khai nhận di sản thừa kế cổ phiếu;
- Thủ tục khai nhận di sản thừa kế nhà đất;
- Thủ tục khai nhận di sản thừa kế nhà chung cư;
- Thủ tục khai nhận di sản thừa kế nhà tập thể;
- Thủ tục khai nhận di sản thừa kế nhà dự án;
-Thủ tục khai nhận di sản thừa kế đối với nhà ở hình thành trong tương lai;
- Thủ tục khai nhận di sản thừa kế đối với tài sản góp vốn vào công ty;
- Thủ tục khai nhận di sản thừa kế đối với nhà phân lô;
 
 

VĂN BẢN KHAI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ

 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
VĂN BẢN KHAI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ
Hôm nay, ngày ... tháng ..... năm 20...., tại Văn phòng Công chứng..., số ..........................., thành phố ...., chúng tôi gồm có:
 
1. Ông/Bà
:
 
Sinh năm
:
 
Chứng minh nhân dân số
:
 
Thường trú tại
:
 
2. Ông/Bà
:
 
Sinh năm
:
 
Chứng minh nhân dân số
:
 
Thường trú tại
:
 
3. Ông/Bà
:
 
Sinh năm
:
 
Chứng minh nhân dân số
:
 
Thường trú tại
:
 
4. Ông/Bà
:
 
Sinh năm
:
 
Chứng minh nhân dân số
:
 
Thường trú tại
:
 
 
Cùng lập văn bản khai nhận di sản thừa kế như sau:
I.Người để lại di sản:
 
Ông/Bà
:
......
Sinh năm
:
 
Nơi cư trú cuối cùng
:
 

Chết ngày theo Giấy chứng tử số ...., quyển số ........ đăng ký tại Ủy ban nhân dân xã ..........., huyện ................, thành phố Hồ Chí Minh ngày .............

Trước khi chết bà ....không để lại di chúc định đoạt đối với di sản của mình.
II.Di sản và những người thừa kế di sản:
A. Di sản:
Di sản mà bà ....c để lại là ................. quyền sử dụng đất tại thửa đất số ............., tờ bản đồ số ............., xã ......., huyện ..........., thành phố ..., theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số ............., vào sổ cấp giấy chứng nhận quyến sử dụng đất số ..........., do Ủy ban nhân dân huyện ..........., Tp. .h cấp ngày ..............
B. Người thừa kế di sản:
-......... của bà ...., tên là ............., chết ngày ........., không lập giấy khai tử
- ............của bà Nguyễn Thị Gắc, tên là ..................., chết ngày ......., không lập giấy khai tử.
- ............. của bà .... là:
 
Ông/Bà
:
..........................................
Chứng minh nhân dân số
:
.............................................
 

Theo Tờ cam kết và tường trình về quan hệ nhân thân do Ủy ban nhân dân xã .............. huyện ................., thành phố Hồ Chí Minh chứng thực ngày ........., số chứng thực .............., quyển số .....................

- Bà .... và ông ................. sống chung với nhau trước năm 1976 và không có đăng ký kết hôn, có ....người con chung có tên sau:
1. Ông/Bà
:
 
Chứng minh nhân dân số
:
 

Theo Giấy khai sinh số ......., quyển số ............, đăng ký ngày ............... tại Ủy ban nhân dân xã ............., huyện ..........., thành phố Hồ Chí Minh.

2. Ông/Bà
:
 
Chứng minh nhân dân số
:
 

Theo Giấy khai sinh số .............., quyển số .............., đăng ký ngày ............... tại Ủy ban nhân dân xã ..........., huyện ............, thành phố Hồ Chí Minh

Bài viết khác

Copyright © 2017 Nam Việt Luật. All rights reserved | Design by: Nina.vn
  • Online: 3
  • Trong tuần: 497
  • Tổng truy cập: 342103