TƯ VẤN PHÁP LUẬT

Được thành lập ngày 09/7/2010, Công ty Luật Hợp danh Nam Việt Luật xây dựng được đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm, tâm huyết, chuyên nghiệp, lấy nghề luật sư là sự nghiệp. Các Luật sư và cộng sự được đào tạo chính quy, có quá trình học tập, học nâng cao tại nước ngoài, Hà Nội, TP. HCM và kinh nghiệm quản lý tại các tập đoàn, doanh nghiệp có quy mô lớn.

Hiện nay, Công ty Luật hợp danh Nam Việt Luật đang cung cấp Dịch vụ tư vấn pháp luật cho các Tập đoàn kinh tế lớn tại Bình Dương và TP. HCM

NIỀM TIN CÔNG LÝ

Chi tiết bài viết

Chia tài sản và quyền nuôi con khi ly hôn

Câu hỏi yêu cầu luật sư tư vấn như sau:

 

Tôi xin chào luật sư. Năm nay tôi 50 tuổi. hiện tại tôi có 5 người con ( 3 cháu đã đi làm, con hai cháu vẫn còn đi học). chồng tôi được đứng tên ngôi nhà và đất của ông bà để lại. Gia đình tôi không xây lại nhà nhưng đã sơn sửa lại và mua sắm tài sản trong nhà, làm trang trại chăn nuôi. Bây giờ tôi muốn ly hôn thì tài sản và con cái giải quyết như thế nào. Tôi xin cảm ơn.rất mong lời tư vấn của luật sư.

 

Công ty luật Nam Việt tư vấn cho bạn như sau:

 

Về việc chia tài sản chung vợ chồng.

 

Quy định tại điều 27 Luật HNGĐ năm 2000 về Tài sản chung vợ chồng như sau:

 

1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa  thuận là tài sản chung.

 

Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thỏa  thuận.

 

Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất.

 

2. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ chồng.

 

3. Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung.

 

Quy định tại Điều 95 Luật HNGĐ 2000 về Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn như sau:

 

1.  Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó.

 

2.  Việc chia tài sản chung được giải quyết theo các nguyên tắc sau đây:

 

a)  Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

 

b)  Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;

 

c)  Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

 

d)  Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.

 

3.  Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết.”

 

Như vậy trong trường hợp của cô tài sản là ngôi nhà mà vợ chồng  cô đang ở là tài sản do bố mẹ chồng để lại cho chồng cô. Cô cần kiểm tra lại hồ sơ chuyển tên sử dụng để xác định đây là khối tài sản riêng của chồng cô hay là tài sản chung của hai vợ chồng. Và sẽ được chia thành hai trường hợp như sau:

 

+/ Nếu trong hợp đồng cho tặng mà bố mẹ chồng cô cho tặng cả 2 vợ chồng cô thì căn nhà đó là tài sản chung của hai vợ chồng. Theo nguyên tắc tài sản chung sẽ được chia đôi.

 

+/ Trong trường hợp hợp đồng cho tặng chỉ đứng tên chồng cô thì căn nhà là tài sản riêng của chồng cô thì cô sẽ được chia phần tài sản tính theo công sức đóng duy trì, phát triển khối tài sản.

 

Về quyền trực tiếp nuôi con khi ly hôn:

 

Quy định tại Điều 92 Luật HNGĐ 2000 quy định về Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn.

 

1.  Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

 

Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

 

2.  Vợ, chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thoả thuận được thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.Về quyền trực tiếp nuôi con khi ly hôn:

 

 Ngoài ra còn có Quy định tại Nghị Quyết 02/2000 NQ – HDTP- Hướng dẫn áp dụng Luật HNGĐ chỉ rõ như sau:

 

a. Theo quy định tại khoản 1 Điều 92 thì người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Đây là nghĩa vụ của cha, mẹ; do đó, không phân biệt người trực tiếp nuôi con có khả năng kinh tế hay không, người không trực tiếp nuôi con vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

 

Trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cấp dưỡng vì lý do nào đó thì Toà án cần giải thích cho họ hiểu rằng việc yêu cầu cấp dưỡng nuôi con là quyền lợi của con để họ biết nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con. Nếu xét thấy việc họ không yêu cầu cấp dưỡng là tự nguyện, họ có đầy đủ khả năng, điều kiện nuôi dưỡng con thì Toà án không buộc bên kia phải cấp dưỡng nuôi con.

 

b. Tiền cấp dưỡng nuôi con bao gồm những chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của con và do các bên thoả thuận. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì tuỳ vào từng trường hợp cụ thể, vào khả năng của mỗi bên mà quyết định mức cấp dưỡng nuôi con cho hợp lý.

 

c. Về phương thức cấp dưỡng do các bên thoả thuận định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì Toà án quyết định phương thức cấp dưỡng định kỳ hàng tháng.

 

d. Trong trường hợp vợ, chồng không thoả thuận được về người trực tiếp nuôi con thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi con căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con, đặc biệt là các điều kiện cho sự phát triển về thể chất, bảo đảm việc học hành và các điều kiện cho sự phát triển tốt về tinh thần. Nếu con từ đủ chín tuổi trở lên, thì trước khi quyết định, Toà án phải hỏi ý kiến của người con đó về nguyện vọng được sống trực tiếp với ai.

 

Về nguyên tắc, con dưới ba mươi sáu tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi con, nếu các bên không có thoả thuận khác.`

 

Trong trường hợp của cô, cô có 5 người con, nếu các con cô đã đủ 18 tuổi thì việc các con cô muốn ở với ai đó là ý chí của họ và cha mẹ không phải cấp dưỡng nuôi con đối với những con đã đủ 18 tuổi. Còn đối với những cháu chưa đủ 18 tuổi thì vợ chồng cô có thể thỏa thuận về việc trực tiếp nuôi con, và việc cấp dưỡng nuôi con. Nếu vợ chồng cô không thỏa thuận được thì có thể nhờ tòa án giải quyết.

 

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:
CÔNG TY LUẬT HỢP DOANH NAM VIỆT LUẬT
Địa chỉ: 467/7 Đại Lộ Bình Dương, P.Phú Cương, TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương
Điện thoại: 091 448 1010
Website: luatnamviet - luatnamviet.com
Email: luatnamviet@vnn.vn
 
Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!
Trân trọng.

Bài viết khác

Gọi điệnGọi điện
Nhắn tin Nhắn tin
Chỉ đườngChỉ đường